– Phản ứng của chúng ta như thế nào khi đối diện với nguy cơ mà chung ta chưa biết rõ? Bạn có bị “ám sợ Covid”, bạn có bị “Virut hoang mang” – Điều gì giúp một người vững vàng đi qua những khủng hoảng? – Điều gì mang chúng ta lại gần nhau hơn, khi đối diện với nguy cơ rủi ro bệnh tật – Tầm quan trọng của huy động nguồn lực chăm sóc sức khỏe toàn diện: Thân – Tâm -Trí – Xã hội
Với những câu chuyện THẬT và những bài học chuyên môn giúp bạn hiều để bình tĩnh hơn, giảm lo âu, tăng cường sự mạnh mẽ và vững vàng hơn để huy động các nguồn lực và tiềm năng xung quanh bạn, trong cộng đồng bạn và trong chính bạn để tự giúp mình, giúp gia đình và giúp cộng đồng vượt qua và tiếp tục xây dựng nguồn lực ứng phó và năng lực hồi phục trong và sau đại dịch
Sự kiện do Hội Cựu sinh viên IFP Việt Nam, Trung tâm Tâm lý Cadeaux tại TP Đà Nẵng, Active Skills và Chi Hội tâm lý ứng dụng-giáo dục cộng đồng Hoa Súng tại TP Hồ Chí Minh kết nối, đồng tổ chức.
#Diễn giả: – Chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia: (1) PGS. TS Trần Thành Nam, giảng viên, nhà nghiên cứu, thực hành tham vấn trị liệu, Đại Học Giáo Dục
(2)Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Hằng Phương, Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường ĐHSP, ĐH Đà Nẵng, người đã trực tiếp tư vấn cho rất nhiều ca khủng hoảng tâm lý tại vùng dịch Đà Nẵng năm 2020 – 2021;
(3) Nguyễn Thị Thanh Thúy, Cử nhân xã hội học, Hội Trưởng Hội Quán Các Bà Mẹ, kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực công tác xã hội và phát triển cộng đồng, hướng dẫn sinh viên thực tập, kết nối với mạnh thường quân, hỗ trợ xã hội khẩn cấp trực tiếp và gián tiếp cho nhiều người trong phòng chống dịch. Câu chuyện của chị và tổ chức của mình truyền cảm hứng cho nhiều người trong chúng ta.
(4) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng đơn vị tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM;
(5) Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Tâm, Đại học RMIT, Chi hội tâm lý ứng dụng-giáo dục cộng đồng Hoa Súng;