Giá cả nhích lên, công nhân bóp túi
Giá cả nhích lên, công nhân bóp túi
Giá cả nhích lên, công nhân bóp túi
April 14, 2010

Công chuyện của hơn 10 năm trước, tới thời điểm này còn khó khăn hơn gấp nhiều lần.

Hàng hóa tăng giá, người lao động phải kê tính chi tiêu trong đời sống hằng ngày. Nếu không kiểm soát được chi tiêu sẽ phát sinh nợ nần, nhất là khi đau ốm, hư hỏng phương tiện đi lại…

Khi được hỏi về đời sống hằng ngày bị ảnh hưởng ra sao trong thời điểm nhiều mặt hàng tăng giá kể từ sau tết, các công nhân ở khu nhà trọ, chợ “cóc” cận Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần (Bình Dương), Khu chế xuất (KCX) Linh Trung (TP.HCM) đều trả lời: “Biện pháp tối ưu là cắt giảm các khoản chi tiêu”. Tiết kiệm từng bữa ăn Theo các công nhân, tiền phòng trọ, điện, nước, hàng hóa thiết yếu hằng ngày đồng loạt tăng khiến mọi tính toán chi tiêu trong tháng bị đội lên trong khi thu nhập thì tăng chẳng bao nhiêu. Chị Nguyễn Thị Hà, công nhân Công ty Huê Phong, bộc bạch: “Thu nhập của tôi khoảng 2 triệu đồng/tháng trong khi các mặt hàng tiêu dùng tăng cao buộc tôi phải dè sẻn việc chi tiêu như đi làm bằng xe buýt, giảm tiền ăn sáng…”. Theo chị Hà, dù biết bữa ăn sáng rất cần thiết cho cả ngày làm việc tại nhà xưởng nhưng cũng chỉ chi khống chế 5.000 đồng, còn bữa ăn tối thì tối đa cũng chỉ 10.000 đồng dành cho hai người. Theo chị Hà, điều lo ngại là cứ sáu tháng thì chủ phòng trọ tăng giá thuê một lần, mới đây họ nói giá điện tăng nên tăng theo. Tương tự, chị Nguyễn Thị Kim Đồng cho biết chỗ trọ của chị trên đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp) sau tết tăng thêm 50.000 đồng với lý do điện, nước trong khi lương vẫn đứng tại chỗ. Tiểu thương ở các chợ có đông công nhân như Việt Lập (KCN Sóng Thần), Linh Trung (KCX Linh Trung), Thái Bình (Thủ Đức) đều nhận xét là sau tết sức mua của công nhân giảm rõ rệt, có thể do giá rau củ, thịt đồng loạt tăng giá. Buổi cơm chiều của công nhân thật đạm bạc. Ảnh: P.ĐIỀN Góp gạo thổi cơm chung Với Xinh, công nhân Công ty Pungkook, thì tiết kiệm bằng cách lựa chọn các loại rau củ rẻ tiền và vừa đủ ăn cho mọi bữa. Ngoài ra, Xinh còn hạn chế sử dụng các thiết bị điện nếu thấy không cần thiết, điện thoại thì chỉ dùng SIM khuyến mãi. Trong khi đó, các nam công nhân do nhu cầu chi tiêu cao hơn nên sau giờ làm thường tranh thủ đi làm thêm ở ngoài hoặc đăng ký tăng ca để cải thiện thu nhập. Nam, công nhân Công ty SaiGon Precision, thổ lộ: “Em hạn chế đi chơi, sinh nhật bạn bè chỉ mua tặng những gói quà nhỏ nhưng có ý nghĩa. Ngoài ra, em còn tích cực đi làm thêm để bù đắp các chi phí phát sinh”. Hai công nhân KCN Sóng Thần đi chợ mua rau chuẩn bị buổi cơm. Ảnh: P.ĐIỀN Trong khi đó, dù làm lệch ca nhưng Hằng và Liễu, công nhân Nam Yang (chuyên dệt lưới đánh cá), lại có sáng kiến là “góp gạo thổi cơm chung” để tiết kiệm gas và mắm muối… Theo Hằng và Liễu, đó là giải pháp tiết kiệm được rất nhiều thứ, trong đó việc lập sổ theo dõi chi tiêu từng ngày là cách tính toán túi tiền. Hằng nhẩm tính: “Tất thảy dưa cà, mắm muối tụi em đều đưa vào sổ chi tiêu hết để cuối tháng còn biết mình chi tiêu cái gì, cần điều chỉnh ra sao, chứ nhận lương rồi tiêu xài không kế hoạch, cuối năm không tiền mua vé về quê!”. Trong buổi nói chuyện về kỹ năng chi tiêu hợp lý dành cho công nhân Công ty Pou Yuen, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, chuyên gia xã hội học, cho rằng nếu không kiểm soát được chi tiêu sẽ phát sinh nợ nần, nhất là khi đau ốm, hư hỏng phương tiện đi lại… Theo đó, các công nhân cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi tiêu để chi tiêu khôn ngoan và hợp lý. Cụ thể, dành riêng những khoản chi cố định, chọn nơi bán hàng rẻ, hạn chế đi lại bằng xe gắn máy… PHONG ĐIỀN

Theo PLO #hoiquancacbame

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts